Giàn giáo là gì – Các loại giàn giáo trong xây dựng

Giàn giáo là hệ thống chống đỡ đóng vai trò là cấu trúc tạm thời xây dựng xung quanh các tòa nhà trong dự án xây dựng, cải tạo, phục hồi và sửa chữa. Tuy nhiên, chúng được sử dụng trong các ứng dụng khác nhau và phục vụ các mục đích khác nhau.

Giàn giáo là gì?

Giàn giáo là thiết bị chuyên dụng trong hầu hết các công trình xây dựng, nó có kết cấu bền vững gồm có 4 chân, 2 chéo và mâm thao tác gắn kết với nhau bằng vít . Ngoài ra dàn giáo là một hệ chống đỡ bằng khung cứng, có nhiệm vụ bảo đảm cho ván khuôn ở một độ cao nhất định, chống và nhận tất cả những tải trọng tác động lên nó, truyền qua các cây chống xuống nền đất hoặc vào các bộ phận công trình hiện có.

Nên gọi là giàn giáo hay dàn giáo thì đúng ?

Dân gian có câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Nên việc thắc mắc giàn giáo hay dàn giáo mới là tên gọi đúng cho hệ thống nâng đỡ công trình xây dựng cũng là điều dễ hiểu

Nhưng trong xây dựng nói riêng và trong các lĩnh vực khác nói chung, 1 sản phẩm có thể có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng khi nhắc đến mọi người vẫn có thể hiểu được công dụng và chức năng của nó

Do đó, dù gọi với tên gọi nào “giàn giáo” hay “dàn giáo” thì chất lượng vẫn là quyết định nhất.

Đà giáo là gì? giàn giáo và đà giáo khác hay giống nhau?

Đà giáo chủ yếu là những cấu kiện nằm ngang – là các kết cấu phụ có tác dụng tạo mặt bằng thi công dùng để đỡ kết cấu chính trong việc thi công nói chung.

Giàn giáo” là hệ thống có cả cột thẳng đứng và thanh nằm ngang. Nên mới được gọi là “hệ thống giàn giáo”

Giàn giáo tiếng anh là gì?

Dàn giáo/Giàn giáo tiếng Anh gọi là Scaffolding hay Scaffold – là một hệ kết nối các ống thép và khóa giáo giúp dựng lên một hệ giáo tạm thời, hỗ trợ sửa chữa và xây dựng ở trên cao.

Giàn giáo xây dựng là gì?

Là hệ thống dùng để chống đỡ coppha sàn bê tông, để bao che an toàn thi công xây dựng. Nó được thiết kế nhiều loại để tối ưu về tính an toàn, tiết kiệm chi phí cho từng công việc nên ngày nay con người sáng chế ra các loại phù với đặc tính công việc. Ví như dàn giáo pal (giàn giáo coma) chuyên dùng để chống dầm cầu đường vì chịu tải trọng lớn. Giàn giáo khung chuyên dùng bao che và lắp đặt để thao tác trong nhà xưởng, xí nghiệp. Giàn giáo nêm. giàn giáo ringlock chuyên dùng chống sàn coppha sàn.

Các loại giàn giáo trong xây dựng

#1.Giàn giáo khung (giàn giáo h)

Hay còn gọi là khung dàn giáo, dàn giáo H – Được biết đến là loại dàn giáo truyền thống – hiện nay được sử dụng khá phổ biến, ưu điểm của loại dàn giáo này là khá linh động, có thể lắp ghép và tháo dỡ theo ý muốn, thuận tiện để vận chuyển đi tới những công trình. Linh kiện đi kèm: chốt khóa chéo, móc mâm, long đền,…

Chúng tôi có 1 bài viết chi tiết về giàn giáo khung bạn có thể xem chi TẠI ĐÂY

#2. Hệ giáo nêm giàn giáo

Hệ dàn giáo dùng cho việc chống sàn đổ bê tông sàn. Phụ kiện nêm gồm chốt u và chốt dẹp

#3. Giàn giáo Ringlock/giàn giáo đĩa

Dàn giáo đĩa (ringlock) có kết cấu đơn giản, dễ lắp dựng, tải trọng cao, các liên kết chắc chắn và độ an toàn cao được ứng dụng trong việc chống sàn thi công, thao tác, bao che,….

#4. Giàn giáo bao che

Dùng chủ yếu cho nhà cao tầng là thiết bị bao che giúp hạn chế được những vật văng ra ngoài, rơi thẳng đứng xuống dưới làm ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lao động.

#5. Giàn giáo treo

Là hệ thống được treo ở phía dưới sàn công tác, là nơi để thực hiện các công việc hoàn thiện bề mặt bê tông, kiểm tra bê tông sau khi ra khuôn, bảo dưỡng bê tông, tháo dỡ khuôn lỗ chừa sẵn.

#6. Giàn giáo hoa thị

  • Là loại dàn giáo kế thừa và phát huy thêm các đặc tính tính ưu việt của giàn giáo khung và các loại dàn giáo khác
  • Thanh giằng liên kết các thanh chống đứng tạo thành một bộ khung hoàn chỉnh chắc chắn tạo độ an toàn trong thi công
  • Các thanh giằng có tai được đút vào bát nêm trên cây chống đứng và người thi công có thể lấy dụng cụ gõ vào làm cho bộ khung chác chắn hơn

Có rất nhiều loại dàn giáo, nhưng hiện nay dàn giáo khung truyền thống vẫn là loại phổ biến nhất. Do đó sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số đặc điểm của dàn giáo khung để bạn cùng tìm hiểu

Yêu cầu thiết kế dàn giáo

  • Trước hết phải đảm bảo rằng dàn giáo phải được dựng trên mặt đất chắc chắn, bằng phẳng.
  • Đặt các kích tăng trên dầm gỗ phẳng và điều chỉnh theo độ cao phù hợp, lắp các thành phần của khung đúng vào kích tăng. Sau đó đặt các thanh giằng chéo góc qua các khung kế cận để liên kết thành một bộ phận hoàn chỉnh, đảm bảo liên kết chắc chắn.
  • Cuối cùng, tầng đầu tiên của bộ dàn giáo phải được giữ cho bằng phẳng, chắc chắn trước khi lắp các tầng tiếp theo.
  • Khi lắp lên nhiều tầng, để tránh lật đổ chúng ta phải neo giữ dàn giáo với công trình bằng khóa, ống khóa hoặc chi tiết neo giữ cụ thể. Neo giữ theo quy cách cứ 02 khung, neo giữ 01 lần.
  • Ưu điểm giàn giáo
  • Các bộ phận đều gọn nhẹ, mang vác dễ dàng;
  • Lắp dựng, tháo dỡ nhanh chóng, đơn giản, an toàn khi sử dụng
  • Cấu tạo thích hợp với đặc điểm thi công ván khuôn.
  • Có thể luân chuyển được nhiều lần.

Kích thước giàn giáo 1m7

  • Chiều cao: 1.7 m
  • Chiều rộng: 1.53m
  • Ống pi 42 dày 2ly
  • Chủng loại: thép ống
  • Màu sắc: đỏ, cam, xanh, bạc,…

 Yêu cầu đối với cách lắp giàn giáo xây dựng

  • #1.Yêu cầu về người lao động đối với giàn giáo xây dựng và thi công
  • Phải đủ sức khỏe – không sợ độ cao.
  • Được đào tạo bài và hướng dẫn các kiến thức cho mục đích liên quan đến dàn giáo.
  • Phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cần thiết.
  • Chất lượng dàn giáo phải được kiểm tra trước khi lắp đặt. Trong quá trình lắp đặt phải có sự giám sát của bộ phận liên quan
  • Đặc biệt vị trí lắp đặt phải có mặt bằng ổn định, có rãnh thoát nước tốt. Cột và giá đỡ được đặt thẳng và có giằng neo đúng thiết kế. Chân cột đỡ được kê đệm để chống trượt lún
  • #2. Đối với loại giàn giáo khung
  • Móc neo/dây chằng phải có số lượng tuân theo đúng thiết kế. Chú ý không được neo vào lan can, ban công
  • Sàn công tác của dàn giáo và giá đỡ không được nhỏ hơn 1,0m. Làm ít nhất 2 sàn thao tác đối với giàn cao 6m trở lên
  • Sàn phía trên để làm việc, sàn phía dưới để bảo vệ .Cấm làm việc đồng thời trên hai sàn trong cùng một khoang mà không có biện pháp bảo vệ an toàn (sàn hoặc lưới bảo vệ)
  • Khi công nhân làm việc chú ý tải trọng đặt trên dàn giáo và giá đỡ phải phù hợp với thiết kế. Cấm tập trung người, vật liệu, thiết bị vào một chỗ để tránh dẫn tới vượt quá tải trọng cho phép.
  • Trình tự tháo gỡ dàn giáo được làm theo trình tự ngược với khi lắp dựng. Chú ý tháo từng thanh và xếp vào đúng nơi quy định. Tuyệt đối không dỡ dàn giáo bằng cách giật hoặc xô ngã
  • Cấu tạo 1 bộ giàn giáo gồm những gì?
  • #1. Giằng chéo
  • Giằng chéo hoàn thiện là sản phẩm thuộc bộ giáo hoàn thiện có tác dụng cố định 2 khung giáo đảm bảo cho chúng ở vị trí.
  • #2. Sàn công tác/Mâm dàn giáo
  • Tùy mục đích sử dụng quý khách có thể đặt chúng tôi sản xuất theo bản vẽ kết cấu, mỗi loại đa dạng về kích thước như: chiều dài, chiều rộng, độ dày hay có hay không móc khóa ở 2 đầu
  • #3. Cầu thang
  • Thang là phụ kiện đi kèm với dàn giáo xây dựng, có nhiệm vụ giúp công nhân leo từ dưới mặt đất lên dàn giáo,
  • #4. Kích tăng (kích bằng – kích U giàn giáo)
  • Kích tăng dùng để điều chỉnh độ cao hợp lý trong quá trình lắp đặt, là bộ phận quan trọng hỗ trợ cho dàn giáo trong việc chống sàn, có 2 loại phổ biến là: kích tăng bằng và kích tăng u
  • Và cuối cùng, nhắc lại 1 lần nữa: dàn giáo là thiết bị thi công trực tiếp tại công trình nên tính an toàn thi công cần được đảm bảo chặt chẽ; phải đáp ứng các y/c kỹ thuật đủ chuẩn an toàn của Bộ Xây Dựng
  • Những trường mất an toàn giàn giáo nên tránh
  • Sập, đổ dàn giáo khi làm việc trên cao như thi công, sửa chữa, làm vệ sinh,…
  • Không chú ý quan sát khi di chuyển, leo trèo theo đường dàn giáo
  • Vi phạm quy trình an toàn không sử dụng dây đai an toàn dẫn đến dễ ngã
  • Lắp đặt lưới dàn giáo không đúng kỹ thuật: không có sàn công tác hoặc sàn công tác không đảm bảo an toàn, do gãy, sụp sàn công tác.
  • Một số trường hợp khác do ảnh hưởng của ánh sáng: quá sáng làm chói mắt/ánh sáng ban đêm quá mờ; giật mình trong quá trình làm việc
  • Nguồn :copphaviet.vn
  • Một số hình ảnh giàn giáo xây dựng